Hậu quả Chuyến_bay_858_của_Korean_Air

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Lời khai của Kim ám chỉ Kim Jong-il, con trai của Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành, là người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ đánh bom.[10]

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặc biệt đề cập đến vụ đánh bom chiếc KAL 858 như một "hành động khủng bố" và, cho đến năm 2008, liệt kê CHDCND Triều Tiên như là một quốc gia tài trợ cho khủng bố được chỉ định rõ[12] dựa trên kết quả cuộc điều tra của Hàn Quốc. Charles E. Redman, Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề công cộng, cho biết trong tháng 1 năm 1988 rằng vụ việc là một "hành động giết người hàng loạt," và thêm rằng chính quyền đã "kết luận rằng bằng chứng về việc có tội của Triều Tiên tỏ ra rất thuyết phục. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia lên án Triều Tiên cho hành động khủng bố này."[13] Hành động này đã được thảo luận trong ít nhất hai cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nơi các cáo buộc và bằng chứng được đưa ra bởi tất cả các bên,[14][15] nhưng không có nghị quyết nào được thông qua.[16] Triều Tiên tiếp tục phủ nhận việc dính líu tới vụ tấn công chuyến bay KAL 858, nói rằng vụ việc là một "câu chuyện bịa đặt" tạo nên bởi Hàn Quốc và các nước khác.[5][17]

Kim Jong-il trở thành lãnh đạo của Triều Tiên vào năm 1994, kế thừa vị trí của cha mình.[18] Năm 2001, các nhà hoạt động xã hội phe cánh hữu và thân nhân của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công yêu cầu bắt giữ Kim Jong-il vì tội khủng bố khi ông đến thăm Seoul vào cuối năm đó.[19] Hai kiến nghị đã được đệ trình để chống lại ông, với các nhà hoạt động và người thân nói rằng có bằng chứng mạnh mẽ—cụ thể là lời khai của Kim—cho thấy ông là người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ đánh bom. Họ cũng kêu gọi Kim Jong-il thực hiện một lời xin lỗi công khai về vụ việc và chính thức bồi thường cho gia đình các nạn nhân.[19] Nhà lãnh đạo của một nhóm cánh hữu Hàn Quốc, luật sư Lee Chul-sung, nói rằng, "Kim Jong-il phải bị bắt và bị trừng phạt nếu ông ta đến Seoul mà không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, đưa ra lời xin lỗi và bồi thường."[19] Tuy nhiên, Kim Jong-il không bị bắt giữ. Ông qua đời vào tháng 12 năm 2011, và được kế thừa bởi con trai mình, Kim Jong-un.[20]

Kim Hyon-hui

Bài chi tiết: Kim Hyon-hui
Tôi có cảm giác tội lỗi bởi tội ác đáng ghê tởm của bản thân. Sao tôi dám nghĩ đến chuyện hôn nhân?... Việc là thủ phạm khiến tôi có một cảm giác đau đớn mà bản thân tôi phải đấu tranh với nó. Trong cảm giác ấy, tôi vẫn phải là một tù nhân, hoặc một người bị giam cầm—bởi cảm giác tội lỗi..

Kim Hyon Hui, khi được hỏi về chuyện hôn nhân[21]

Năm 1993, nhà xuất bản William Morrow and Company xuất bản cuốn Những giọt lệ trong tâm hồn tôi (The Tears of My Soul), là tự thuật của Kim về cách mà cô được đào tạo như một đặc vụ gián điệp Triều Tiên và thực hiện vụ đánh bom chuyến bay KAL 858. Trong một cử chỉ ăn năn cho tội lỗi của mình, cô dành tặng tất cả số tiền thu được từ việc bán cuốn sách này cho gia đình các nạn nhân trên chiếc máy bay KAL 858.[22] Cuốn sách nêu chi tiết việc đào tạo ban đầu của cô và cuộc sống ở Trung Quốc, Ma Cao, và trên toàn châu Âu, việc thực hiện vụ đánh bom, bản án mang tính tất yếu của mình, sự ân xá, và nhập tịch vào Hàn Quốc. Trong cuốn sách, Kim nói rằng Kim Jong-il chủ mưu vụ đánh bom, và ra lệnh cho cô thực hiện vụ đánh bom.[5] Người ta cũng tin rằng Kim Jong-il chủ mưu Vụ đánh bom Rangoon năm 1983, trong đó Triều Tiên đã cố gắng ám sát Chun Doo-hwan, người lúc đó là Tổng thống Hàn Quốc.[5] Câu chuyện của cô cũng đã được đưa lên màn ảnh nhỏ, với bộ phim Mayumi, đạo diễn bởi Shin Sang-ok vào năm 1990.[23]

Trong năm 2010, Kim đã đến thăm Nhật Bản, nơi cô gặp gia đình của những người dân Nhật Bản bị bắt cóc bởi CHDCND Triều Tiên trong những thập niên 1970 và 1980, những người buộc phải dạy điệp viên Triều Tiên cách ngụy trang bản thân giống người Nhật—một số người, theo báo cáo, có thể đã dạy Kim tự thực hiện.[24] Chính phủ Nhật Bản từ bỏ luật nhập cư để chuyến viếng thăm được diễn ra, kể từ khi Kim bị coi là một tội phạm trong nước bởi việc dùng hộ chiếu giả. Báo chí Nhật Bản, tuy nhiên, chỉ trích chuyến thăm, mà an ninh được thắt chặt do lo ngại rằng cô có thể bị tấn công.[24] Kim đến Nhật trên một máy bay phản lực tư nhân được sự cho phép của chính phủ Nhật, và được hộ tống vào một chiếc ô tô được che chắn bởi những chiếc ô dù lớn. Trong suốt chuyến thăm, cô ở trong một nhà nghỉ thuộc sở hữu của Yukio Hatoyama, người lúc đó là Thủ tướng Nhật Bản.[24] Kim hiện tại sống tại một địa điểm bí mật và vẫn đang được bảo vệ liên tục vì sợ bị trả thù, bởi thân nhân của các nạn nhân và cả chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, mà mô tả cô như một kẻ phản bội lý tưởng của họ.[5]

Căng thẳng tiếp diễn

Bài chi tiết: Quan hệ liên Triều
Một trạm kiểm soát của Hàn Quốc tại Khu phi quân sự Triều Tiên vào tháng 8 năm 2005. Căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đã không được cải thiện kể từ khi ký hiệp ước đình chiến Chiến tranh Triều Tiên năm 1953.[25]

Căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc không hề giảm xuống kể từ khi ký hiệp định đình chiến năm 1953, và không có hiệp ước hòa bình chính thức vĩnh viễn kết thúc cuộc xung đột nào được ký kết.[25] Tuy nhiên, năm 2000, cả hai nước tổ chức Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên, trong đó các nhà lãnh đạo của hai nước đã ký một Tuyên bố chung, nói rằng họ sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh thứ hai vào năm 2007. Hơn nữa, cả hai quốc gia đã tham gia vào các cuộc thảo luận về quân sự và chính trị tại Bình Nhưỡng, Seoul và đảo Jeju trong cùng năm. Ngày 2 tháng 10 năm 2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun bước qua Khu phi quân sự Triều Tiên trong chuyến thăm Bình Nhưỡng để hội đàm với Kim Jong-il.[26] Cả hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tinh thần của Tuyên bố chung năm 2000 và đã có các cuộc thảo luận về các vấn đề khác nhau có liên quan để nhận thức rõ sự thúc đẩy của quan hệ Nam-Bắc, hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, sự thịnh vượng chung của người dân Triều Tiên, và sự thống nhất Triều Tiên. Ngày 4 tháng 10 năm 2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã ký tuyên bố hòa bình.[27] Tài liệu này kêu gọi các cuộc đàm phán quốc tế để thay thế hiệp định đình chiến kết thúc chiến tranh Triều Tiên bằng một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn.[27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chuyến_bay_858_của_Korean_Air http://www.citwf.com/film218608.htm http://articles.latimes.com/1987-11-30/news/mn-169... http://articles.latimes.com/1988-01-15/news/mn-242... http://articles.latimes.com/1988-01-21/news/mn-374... http://articles.latimes.com/1988-02-11/local/me-41... http://articles.latimes.com/1990-04-13/news/mn-125... http://articles.latimes.com/1990-06-20/news/mn-349... http://graphics8.nytimes.com/images/2009/03/11/wor... http://www.petermaass.com/core.cfm?p=3&news=2&news... http://www.radiotimeline.com/ar-panasonic-rf596.jp...